Tập kết ra Bắc Cuộc di cư Việt Nam (1954)

Sử liệu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận có 140.000 người di cư ra Bắc bằng phương tiện riêng, băng rừng Trường Sơn, hoặc đi trên các tàu của Ba Lan, PhápLiên Xô[1]. Đa số những người tập kết ra Bắc là những cán bộ, quân đội kháng chiến của Việt Minh và gia đình của họ, hoặc cư dân có cảm tình với Việt Minh. Rất nhiều văn nghệ sĩ, thành viên Việt Minh hoặc Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam cũng đi theo tập kết.

Có 5 đại đoàn 324, 325, 305, 330, 338 cùng một số đơn vị khác tập kết ra Bắc. Rất nhiều người sau này trở thành anh hùng trong chiến trận, hoặc những vị tướng, kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học nổi tiếng. Đa phần ở lại miền bắc như người dân, hoặc công tác theo chính phủ yêu cầu; một phần quân số cùng con em của họ trở về miền nam chiến đấu và là bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 1975, phần lớn học sinh miền Nam trở về quê hương. Rất nhiều người đã trở thành cán bộ cấp cao của Đảng, các đoàn thể, trung ương, tướng lĩnh, giáo sư, nhà giáo nhân dân, nghệ sĩ nhân dân, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...

Phủ Tổng uỷ Di cư Tỵ nạn của Quốc gia Việt Nam ghi nhận có 4.358 người đi qua ngả chính phủ.[cần dẫn nguồn] Họ là những người vì vội vã đã bỏ vào Nam nay đổi ý muốn trở lại ra Bắc hay những người tin theo vận động của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tìm đường ra Bắc. Số người này được vận chuyển bằng đường thuỷ và hàng không của Pháp.

Trong văn học và âm nhạc

Bài thơ Nhất định thắng (năm 1955) của nhà thơ Trần Dần[44] có viết về cuộc di cư này cùng với sự đau đớn khi đất nước bị chia cắt Bắc Nam và lời kêu gọi đứng lên đòi hòa bình và thống nhất.

Năm 1955, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài thơ Thuyền viễn xứ của Huyền Chi và sau này là bài 1954 - 1975 nói lên tâm trạng của những người di cư.

Trong miền Nam, những bản nhạc Chuyến đò vĩ tuyến, Nắng đẹp Miền Nam, Nhạc rừng khuya và Đoàn người lữ thứ của nhạc sĩ Lam Phương,[45] Ghé bến Sài Gòn của Văn Phụng, Hình ảnh quê xưa của Hoàng Trọng cũng nói về cuộc di cư này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc di cư Việt Nam (1954) http://www.motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NVLuc/... http://www.motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NVLuc/... http://www.motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NVLuc/... http://www.motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NVLuc/... http://www.motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NVLuc/... http://www.motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NVLuc/... http://www.motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NVLuc/... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8...